1/5/1886: Ngày Quốc tế Lao động
Khi quốc tế cộng sản thành lập năm 1864, Các Mác đã nói nhiều đến vấn đề rút ngắn thời gian lao động trong ngày. Đại hội lần thứ 1 Quốc Tế Cộng Sản họp ở Genéve tháng 4/1864 đã coi việc đấu tranh ngày làm 8h là nhiệm vụ trước mắt. Tại đại hội quốc tế họp ở Luân Đôn, ông Ơ-giê Đuy-pông người thay mặt cho Các Mác đã đưa ra một dự án ngày làm 8h.
Những công nhân nước Anh đi di cư sang Mỹ làm ăn đã mang sang nước này phong trào đấu tranh đòi ngày chỉ làm việc 8h, từ đó phong trào phát triển mạnh ở Mỹ. Năm 1868, chính quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ngày làm việc 8h trong các cơ quan xí nghiệp thuộc chính phủ, nhưng các xí nghiệp tư bản vẫn làm 11 - 12h/1 ngày.
Tháng 01/1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago (Mỹ), Đại Hội liên đoàn lao động Mỹ thông qua nghị quyết: từ ngày 01/05/1886, ngày lao động của tất cả công nhân sẽ là 8h, hằng năm chọn ngày ấy để làm hợp đồng mới giữa chủ và thợ. Ngày 1/5/1886 khắp nơi công nhân đều mang biểu ngữ: "Từ nay trở đi không người thợ nào làm việc quá 8 giời 1 ngày”. Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi và 8 giờ học tập. 5.000 cuộc bãi công của công nhân với khoảng 340.000 người tham gia khắp nước Mỹ, sau đó 12 vạn rưỡi công nhân đã giành được quyền ngày làm việc 8 giờ.
Từ đó ngày 1/5 hàng năm đã trở thành ngày đấu tranh của công nhân các nước, ngày hội của công nhân và lao động trên toàn thế giới.
Nguồn: Internet